Vàng da ảnh hưởng tới rất nhiều bé khỏe mạnh trong những ngày đầu đời. Nó cũng rất phổ biến ở bé sinh non. Nếu bé sinh đủ tháng, thường mất một tuần để màu da của bé trở lại bình thường. Lâu hơn một chút với bé sinh non hoặc có thể bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Nguyên nhân gây vàng da
Vàng da xảy ra khi máu của bé thừa bilirubin. Bilirubin là một hóa chất được sản xuất do sự phân hủy bình thường của các tế bào hồng cầu già trong cơ thể.
Bé sơ sinh có mức độ bilirubin cao hơn. Đó là bởi vì bé sơ sinh cần thêm oxy tới các hồng cầu và gan của bé không thể chuyển hóa bilirubin dư thừa. Khi bilirubin tăng cao hơn mức ổn định, vàng da di chuyển từ đầu của bé, tới cổ của bé và sau đó là tới ngực. Trường hợp nặng, vàng da còn xuất hiện ở các ngón chân của bé.
Trong những trường hợp rất hiếm gặp, khi mức độ bilirubin của bé sơ sinh rất cao, có thể dẫn đến thiệt hại cho hệ thần kinh.
Dấu hiệu để cha mẹ nhận biết bé sơ sinh bị vàng da
Hãy thử test nhanh tại nhà để xem bé có vàng da không. Trong một căn phòng đủ sáng, dùng ngón trỏ của mẹ gí nhẹ nhàng lên mũi hoặc trán của bé. Nếu da vẫn vàng ở chỗ mẹ vừa thả ngón tay ra thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Nếu em bé của bạn có làn da đen xám, thử kiểm tra sắc vàng trong lòng trắng của mắt hay trong lợi (nướu). Bạn cũng có thể nhận thấy là em bé của bạn tiêu ra phân rất nhợt nhạt.
Điều cha mẹ nên làm
Nên đưa bé đi khám nếu bé bị vàng da. Bác sĩ sẽ đánh giá tình hình của bé và quyết định xem có nên điều trị không.
Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, nên cho bé bú thường xuyên. Điều này giúp làm sáng làn da bé. Không cần dùng sữa công thức hoặc nước lọc thay thế. Bạn nên đánh thức bé dậy để cho bé bú ngay cả khi bé đang ngủ.
Khi bé cần điều trị vàng da
Có một số trường hợp, con của bạn cần phải điều trị vàng da:
– Da của bé rất vàng.
– Vàng da nặng hơn.
– Vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 24 tiếng sau sinh.
Ngoài ra, nên đưa bé đi khám ngay nếu bé có các triệu chứng sau đây (có thể là dấu hiệu của bệnh gan):
– Vàng da kéo dài (sau 2-3 tuần).
– Đi tiêu ra phân có màu như phấn trắng.
Bác sĩ có thể cho bé làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ bilirubin. Nếu em bé của bạn có mức bilirubin cao, bé có thể cần được chiếu đèn trong bệnh viện. Có hai loại điều trị chiếu đèn:
– Chiếu đèn thông thường: Chiếu sáng tia cực tím khi bé nằm trên giường. Ánh sáng giúp phá vỡ các bilirubin để không gây “gánh nặng” cho gan. Đèn chiếu sẽ dừng lại sau mỗi 3-4 tiếng để mẹ cho bé bú.
– Điều trị sợi quang: Em bé được bao bọc trong chăn có chứa sợi quang học đặc biệt, tỏa ánh sáng trực tiếp lên da của bé. Bạn vẫn có thể bế và cho bé bú như bình thường.
Lưu ý: Nếu em bé của bạn có mức độ bilirubin cực kỳ cao trong máu, bé có thể cần phải thay máu. Máu mới sẽ không chứa bilirubin; do đó, mức độ bilirubin trong máu của bé sẽ giảm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét