Người suy thận là khi chức năng thận đã bị suy giảm một phần hay hoàn toàn. Vậy nên bệnh nhân nên chú ý đến bữa ăn hàng ngày, cung cấp đủ dinh dưỡng nhưng giảm lượng kali và nước dư thừa để giảm thiểu lượng công việc của thận.
1. Ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt được coi là tốt cho thận vì nhiều lý do. Nó có thể giảm cholesterol và thay thế lượng calo bị thiếu hụt trong cơ thể nên đảm bảo năng lượng cho bạn.
Điều này càng quan trọng hơn nếu bạn bị bệnh thận vì khi thận hoạt động không tốt tức là thận không thể xử lý protein để tạo thành calo và năng lượng cho cơ thể. Điều này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức ở nhiều bệnh nhân bị bệnh thận.
2. Nước ép quả anh đào
3. Bắp cải
Hàm lượng vitamin K, vitamin C, chất xơ, vitamin B6 và axit folic… trong bắp cải rất cao. Vì vậy mà bắp cải được coi là thực phẩm giúp thanh lọc máu và thải độc cho thận rất tốt.
4. Thực phẩm giàu năng lượng
Những người bị suy thận cần phải được cung cấp đầy đủ năng lượng để sử dụng chất đạm. Bình thường cơ thể cần 35-40calo/kg/ngày, có thể được cung cấp dưới dạng đường hay dầu mỡ; đường có nhiều trong các loại thức ăn chế biến từ lúa và lúa mì như bánh mì, gạo, nui.
5. Dùng các loại rau củ ít đạm
Những người bị suy thận nên dùng các loại rau ít đạm như bí xanh, bí đỏ, cần ta, dọc mùng, su su, đu đủ xanh... Hạn chế ăn rau ngót, muống, rau sắng vì nhiều đạm. Quả ngọt nên dùng nhiều. Rau quả cung cấp nhiều vitamin, nhất là vitamin C, Fe, axit folic để tạo máu; các nhóm B - A - E để tăng cường các chất chống ôxy hoá, tăng sức đề kháng.
Vì đạm tuy là chất không thể thiếu cho đời sống của các tế bào trong cơ thể nhưng sử dụng chất này sẽ sinh ra urê và urê bị tích tụ lại trong cơ thể khi bị suy thận.
Vì vậy, trước khi lọc thận, người bệnh phải theo chế độ ăn giảm đạm; Nhưng khi đã được chạy thận thì thận nhân tạo thải được urê khỏi cơ thể, nên người bệnh có thể và bắt buộc phải ăn vào một lượng đạm như người bình thường.
6. Sinh tố
Người bình thường với chế độ ăn đầy đủ không cần cung cấp thêm sinh tố. Tuy nhiên, người chạy thận sẽ bị mất đi một số sinh tố, nhất là các loại sinh tố tan trong nước như nhóm sinh tố B, C. Vì vậy có thể phải cung cấp thêm các sinh tố này.
7. Thực phẩm ít muối
Muối là nguyên nhân chính gây bệnh thận mạn tính. Ăn nhiều muối sẽ dẫn đến giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất trong các mạch máu thận làm tăng gánh nặng cho thận.
Các bác sĩ khuyến cáo, những người mắc bệnh về thận cần phải ăn nhạt và không nên ăn quá 2-4g muối mỗi ngày. Người bị tăng huyết áp kèm theo thì nên hạn chế dùng muối đến mức thấp nhất. Khi nào huyết áp chưa bình thường tức là cơ thể còn chứa quá nhiều muối.
Nếu tăng cân quá nhiều trước khi chạy thận, cần kiểm tra xem có phải đã dùng quá nhiều muối hay không (sự tăng cân quá nhiều thường là do dùng muối quá nhiều). Lúc này, cần phải rút nhiều nước trong lúc chạy thận, điều này thường gây nhiều tai biến và biến chứng.
Thận nhân tạo có thể loại bỏ bớt muối với điều kiện lượng muối ăn vào không quá nhiều. Khi huyết áp trở lại bình thường, bệnh nhân có thể dùng thêm một ít muối nhưng phải rất cẩn thận, càng cữ được càng tốt. Chế độ kiêng muối không những bắt buộc không được cho thêm muối vào thức ăn mà còn phải kiêng cả các loại thức ăn có chứa nhiều muối như khô, mắm, tương, chao...
8. Thực phẩm ít kali
Chất kali bị ứ đọng lại trong cơ thể khi bị suy thận, kali trong máu trên 6,5mmol/l sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể làm tim loạn nhịp và đưa tới ngừng tim đột ngột, gây tử vong bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng báo trước.
Vì vậy, bệnh nhân suy thận cần tránh các thức ăn chứa nhiều kali như trái cây, nhất là cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, dâu... Một số loại trái cây chứa ít kali hơn như táo, lê, dưa hấu... Các loại trái, hạt khô như đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, sô-cô-la, cà phê chứa kali nhiều hơn chuối đến 10 lần.
Các loại rau tươi cũng có nhiều kali nhưng có thể dùng được sau khi đun nấu 2-3 lần và bỏ nước đã luộc rau. Gạo, nui, mì... chứa ít kali.
9. Thực phẩm ít phospho
Phospho ít được lọc qua thận nhân tạo, phospho có trong hầu hết các loại thức ăn, nhất là các loại có chứa nhiều chất đạm, đặc biệt là sữa.
Khi phospho trong máu tăng, sẽ làm tăng hoạt động tuyến cận giáp và cùng với calci bám đóng vào thành mạch máu.
Vì vậy cần giảm các loại thức ăn có chứa nhiều phospho như sữa, pho mát, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, các loại rau quả khô.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét