Viêm nang lông là bệnh ngoài da và không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên nếu không điều trị sớm và triệt để có thể để lại sẹo gây mất thẩm mĩ. Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân của bệnh là gì và cách điều trị ra sao qua bài viết này nhé.
Viêm nang lông là tình trạng viêm của nang chân lông. Bạn có thể bị viêm nang lông bất cứ bộ phận nào trên cơ thể mà có lông, nhưng các bộ phận phổ biến nhất chính là: vùng cách tay, mông, chân, lưng và vùng râu mọc trên mặt. Các “đốm” viêm nang lông có thể là nặng hay nhẹ tuỳ vào những nguyên nhân khác nhau.
Một số nguyên nhân gây viêm nang lông
Vi khuẩn, virus: Viêm nang lông do tụ cầu là hình thức phổ biến nhất của viêm nang lông do vi khuẩn. Những đốm viêm này thường trông giống như mụn mủ. Nguyên nhân gây ra là bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus. Ngoài ra, nếu nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa từ bồn tắm nước nóng hay spa vệ sinh không đúng cách sẽ xuất hiện những chấm đỏ và mụn mủ.
Nấm: Nấm da capitis là một tình trạng nấm da đầu, chúng gây rụng tóc, ngứa, cực kì khó chịu và thường lây lan rất nhanh.
Ký sinh trùng: Những người có hệ miễn dịch bị ứng chế rất dễ bị viêm nang lông do Demodex gây ra, nhất là những ai từng sử dụng “kem trộn”.
Do thuốc kháng sinh: Việc sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh trong một thời gian dài sẽ làm cho các vi khuẩn có lợi trong cơ thể bị tiêu diệt và dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển gây nên tình trạng viêm da.
Vệ sinh kém: Vệ sinh da kém sẽ làm cho các tế bào chết và dịch tiết bã nhờ tích tụ trong lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây nên viêm mủ chân lông.
Di truyền: Theo các thống kê thì có tới 60% những người mắc bệnh viêm nang lông đều có người thân mắc bệnh này trước đó. Tuy vẫn chưa chắc chắn 100% là bệnh viêm nang lông viêm lỗ chân lông có lây qua di truyền hay không nhưng tốt nhất mọi người vẫn nên cảnh giác và phòng bệnh từ sớm.
Tuyến bã dầu hoạt động mạnh: Các tuyến dầu có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe làn da. Đóng vai trò là giữ ẩm, bôi trơn cho da nên khi tuyến dầu này hoạt động quá mức sẽ dễ khiến các nang lông bị bịt kín, tắc nghẽn và sợi lông không thể phát triển ra ngoài. Hậu quả chính là tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh ở các lỗ chân lông.
Tẩy lông không đúng cách: Việc cạo, nhổ, tẩy lông không đúng cách chính có thể khiến da bị trầy xước, tổn thương và gây nhiễm trùng da khiến vùng chân lông bị viêm nhiễm trầm trọng, dẫn đến viêm lỗ chân lông. Việc cạo nhổ lông không đúng thường bị ở vùng nách, chân lông, vùng kín.
Những cách chữa trị viêm nang lông
- Tránh để cơ thể quá nóng, ra mồ hôi.
- Tránh quần áo bó chặt, đặc biệt là mặc quần jean và thể thao, chỉ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát.
- Tránh sử dụng các sản phẩm có kết cấu đậm đặc gây tắt lỗ chân lông
- Tránh cạo lông (râu) ngược hướng lông mọc, tránh cạo bằng dao không sắc
- Sử dụng một lưỡi dao cạo điện hoặc mới mỗi khi cạo lông. Hãy đặc biệt cẩn thận để giữ cho khu vực cạo sạch và để tránh các vết cắt và xước. Nếu bạn bị nhiễm trùng thường xuyên, có thể xem xét thuốc làm rụng lông hoặc các phương pháp tẩy lông khác.
- Dưỡng ẩm cho da đầy đủ và nhẹ nhàng
- Giảm ngứa và khó chịu cho da bằng khăn ấm. Nếu bạn sở hữu một bồn tắm nóng, hãy làm sạch nó thường xuyên và thêm clo khi được đề nghị.
- Viêm nang lông liên quan đến sử dụng steroid bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét