Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Các cách trị nghẹt mũi cho bé yêu của mẹ

Cơ thể của trẻ rất nhạy khi bị bệnh. Nhất là khi bị cảm ở trẻ thường kèm theo là nghẹt mũi. Điều này làm các bậc cha mẹ lo lắng và thường chưa biết xử lý như thế nào cho hiệu quả. Qua bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 10 cách trị nghẹt mũi cho bé yêu của bạn nhé.

Trẻ bị nghẹt mũi nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn, đôi khi dị ứng cũng làm trẻ bị ngạt mũi. Thông thường trẻ sẽ bị nghẹt mũi khoảng mấy ngày, nếu để nặng hơn thì trẻ sẽ rất khó chịu, thở khò khè, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của trẻ.


Ngay khi phát hiện bé bị ngạt mũi, mẹ có thể áp dụng một số mẹo trị ngạt mũi để bé dễ chịu, đỡ quấy khó. Trong khi điều trị ngạt mũi của bé, hãy nhớ rằng bé còn quá nhỏ để lạm dụng thuốc hay các biện pháp thô bạo.

1. Xông hơi


Hơi nước trong phòng tắm chẳng hạn là một trong những biện pháp tốt để khắc phục ngạt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở.

Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô) và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm.

Có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.

2. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý


Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa ngạt mũi cho bé. Mẹ có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc mẹ tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà.

Để làm nước muối nhỏ mũi cho con rất đơn giản, mẹ chỉ cần pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cà phê muối ăn là được.

Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Trong khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.

3. Hút mũi


Khi bé bị sổ mũi hay ngạt mũi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi (dạng ống cao su hoặc dạng 2 vòi thông nhau) để loại bỏ dịch mũi cho con. Hút mũi sạch khiến bé thở, ăn và ngủ ngon hơn.

Bên cạnh ống hút mũi, mẹ cần mua nước nhỏ mũi dạng muối sinh lý để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của con trước khi hút. Tốt nhất nên hút mũi cho bé trước khi ăn, vì việc kích thích ở mũi khi đã ăn no có thể làm bé bị nôn trớ.

Bắt đầu bằng cách cho bé nằm trong lòng mẹ, với đầu của bé kê trên hai đầu gối mẹ, chân chống vào bụng mẹ, để đầu bé hơi ngửa ra đằng sau. Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi và giữ nguyên đầu bé ở tư thế đó trong khoảng 10 giây. Lau mũi nhẹ nhàng cho bé sau khi nhỏ nước muối.

Bóp nhẹ bầu ống hút mũi để tạo chân không, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu ống hút vào một bên mũi của bé. Từ từ thả bầu ống ra để hút dịch trong mũi. Nhấc ống ra bên ngoài, bóp bầu ống để dịch mũi chảy ra ngoài, sau đó lau vào khăn giấy. Lau sạch đầu ống hút mũi và lặp lại cách trên cho bên mũi còn lại. Nếu bé còn ngạt mũi trong 5-10 phút sau đó, nhỏ nước mũi sinh lý một lần nữa và tiếp tục hút mũi.

Tuy nhiên, không được hút mũi cho con quá 2-3 lần mỗi ngày vì làm như thế sẽ kích thích niêm mạc mũi. Đồng thời, mẹ cũng không nên nhỏ nước muối sinh lý cho bé quá 4 lần/ngày vì sẽ làm khô mũi và khiến tình hình nghiêm trọng hơn.

4. Chườm khăn ấm lên tai


Tại sao khi bé bị ngạt mũi, khó thở lại trườm ấm lên tai? Bởi tai - mũi - họng là những bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau. Hai bên tai có những dây thần kinh giúp điều tiết lưu thông máu ở mũi. Do vậy, khi gặp nhiệt độ cao và hơi ấm từ khăn huyết quản sẽ giãn ra giúp lỗ mũi thông thoáng hơn.

5. Làm nóng lòng bàn chân


Một cách làm vừa đơn giản lại hiệu quả và có thể thực hiện được cho cả những bé sơ sinh đó là thoa dầu nóng vào long bàn chân. Thoa dầu nóng, dầu tràm, dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân giúp bé giảm được những triệu chứng ngạt mũi do cảm cúm, hắt hơi xổ mũi.

6. Máy tạo hơi ẩm


Dùng máy tạo ẩm không khí giúp không khí ẩm giúp thông mũi tự nhiên, làm dịu đi sự khô hanh vào những ngày đông, giúp bé giảm khô mũi, cơn ho khò khè. Chạy máy hơi nước trong phòng qua đêm giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hô hấp của trẻ.

Cần lưu ý, máy tạo hơi mát có thể gây nấm mốc vì tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Để hạn chế điều này, mẹ nên làm sạch và khử trùng bình chứa nước thường xuyên và không trữ nước trong bình khi máy không hoạt động.

Đối với những bé trên 1,5 tuổi các mẹ có thể dùng thêm cách là dán một miếng cao dán nhỏ vào lòng bàn chân bé cũng giúp bé giảm được những triệu chứng khó chịu, ngạt mũi cảm cúm hiệu quả.

7. Dùng dầu tràm


Dùng dầu tràm chấm xung quanh khu vực bé nằm ngủ hay chấm vào quần áo của bé, hoặc cũng có thể dùng đèn xông dầu tràm. Tinh dầu tràm được chứng minh có tác dụng giảm ngạt mũi đáng kể.

Lưu ý chỉ nhỏ vài giọt, không nhỏ quá nhiều và làm theo đúng hướng dẫn.

8. Cho bé ăn súp gà


Đây là phương thuốc dân gian trị cảm lạnh thông thường cho bé. Các mẹ lưu ý cho bé đã bắt đầu ăn dặm ăn súp gà và tùy thuộc vào từng độ tuổi mà chế biến sao cho phù hợp.

Thông thường các mẹ xay nhuyễn, bổ sung thêm rau và cho trẻ ăn khi súp còn ấm. Trường hợp bé không thích ăn súp gà mẹ có thể thử cho trẻ uống trà hoa cúc hoặc trà bạc hà thay thế.

9. Kê gối cao và day cánh mũi cho trẻ khi ngủ


Đây là cách xưa nay các mẹ hay dùng, cũng rất hiệu quả. Bởi nếu để gối của trẻ thấp như ngày thường, bé sẽ gặp khó khăn hơn khi thở. Đồng thời, khi bé ngủ, mẹ nên dùng 2 mu bàn tay day day cánh mũi cho bé, bảo đảm bé sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

10. Bổ sung thêm nước cho trẻ (Điều trị ngạt mũi, mất nước)


Việc tăng cường lượng chất lỏng với các sản phẩm sữa mẹ, sữa bột, sữa bò tươi, nước và súp, giúp bổ sung lượng nước cần thiết để có đề kháng tốt với các loại vi trùng cũng như chống nhiễm trùng.

Các mẹ nên khuyến khích trẻ uống gấp đôi lượng nước bình thường. Với trẻ bú mẹ, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và không hạn chế nếu bé vẫn có nhu cầu. Với các bé bú bình thì mẹ cần cho trẻ uống thêm nước giữa các lần ăn khác nhau.

Lưu ý:


Các giải pháp được liệt kê ở trên có thể được sử dụng cho các bé ở mọi lứa tuổi.

Nghẹt mũi ở bé có thể xảy ra do nhiều lý do như cảm lạnh thông thường, dị ứng...

Nếu các biện pháp khắc phục nghẹt mũi cho bé kể trên không phát huy hiệu quả, bạn nên cho con đi khám. Nghẹt mũi phức tạp phải được bác sĩ kê thuốc chữa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét