Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Dị ứng thức ăn làm trẻ còi cọc



Không chỉ nổi ban đỏ khắp người, phù mặt, mà những trẻ dị ứng thức ăn có thể có biểu hiện tiêu chảy kéo dài, thậm chí còi cọc, không phát triển…

Tất cả các thức ăn đều có thể gây dị ứng, tuy nhiên một số thức ăn hay gặp như sữa, lạc, cá, mực, tôm, cua, ốc, trứng, bột mỳ, đậu nành… dễ gây dị ứng hơn cả.
Người lớn dị ứng thức ăn có thể biểu hiện ở cả đường tiêu hóa, da, còn ở trẻ đôi khi chỉ biểu hiện duy nhất ở đường tiêu hóa chính vì vậy việc phát hiện bệnh rất khó. “Mặc dù dị ứng thức ăn nhưng có biểu hiện lâm sàng như rối loạn tiêu hóa, do vậy có thể nhầm với bệnh lý tiêu hóa”, bác sĩ Khánh nhấn mạnh.

Biểu hiện dị ứng thức ăn ở trẻ rất đa dạng, có thể biểu hiện ở đường tiêu hóa, hô hấp hoặc nổi ban đỏ trên da.


Kết quả hình ảnh cho di ung thuc an o tre:

Có những bé sơ sinh vào viện khám vì bị suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài. Thế nhưng dù đã điều trị bằng các loại men tiêu hóa, uống bổ sung các yếu tố vi lượng, tư vấn chế độ ăn nhưng tình hình vẫn không mấy cải thiện. Chỉ đến khi làm test da cho cháu thì mới phát hiện nguyên nhân là do dị ứng sữa bò. Sau 2 tuần đổi sữa thì bé hết tiêu chảy.

“Trẻ còi cọc, chậm phát triển có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do tình trạng dị ứng thức ăn. Trẻ ăn nhưng không hấp thu, không dung nạp được. Bên cạnh đó, một số bé lại có biểu hiện trên da như xuất hiện các ban đỏ, nổi mề đày, biểu hiện viêm da dị ứng…”, bác sĩ Khánh cho biết.

Các chuyên gia khuyến cáo, nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Nhiều khi phải thay đổi thói quen ăn uống và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ. Đồng thời giáo dục cho bố mẹ em bé cách cấp cứu ban đầu khi trẻ bị dị ứng ở mức độ nặng.

Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi ăn bổ sung thì nên cho trẻ làm quen với các loại thức ăn từ từ, ăn một loại thức ăn mới mỗi tuần để theo dõi.

Kết quả hình ảnh cho sua chua:

Khi mới bắt đầu ăn cá, các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước dễ thấp thu, ít gây dị ứng hơn cá biển, nên chọn cá nạc ít xương như: cá quả, trắm, trê… Nếu ăn cá biển thì nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ… các loại cá này chứa nhiều omega 3, rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn.

Ngoài ra từ tháng thứ 7 trở đi, các bà mẹ cũng có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển. Các loại hải sản có vỏ như: hàu, ngao, hến, trai … nên cho bé ăn khi đã một tuổi.

Với những thức ăn trẻ đã có tiền sử dị ứng khi đi ăn nhà hàng, ăn cỗ, hàng xóm thì nên chú ý tránh những thức ăn dễ gây dị ứng. Chẳng hạn nếu dị ứng tôm thì nên chú ý món nem cuốn tôm hay nộm tôm…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét