Thảo dược Hoa Đà

Sức khỏe là vàng

Bí quyết chăm sóc gia đình

Sức khỏe là vàng

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Dấu hiệu của ung thư vòm họng



Chảy máu cam, nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu… là những triệu chứng thường thấy của bệnh ung thư vòm họng. Phát hiện và điều trị sớm bệnh là cơ hội sống tốt nhất cho bạn.

Tế bào ung thư vòm họng hình thành từ các lớp trên của niêm mạc mũi họng, giai đoạn đầu bệnh không có triệu chứng rõ ràng, trong quá trình chẩn đoán lâm sàng cũng rất khó phát hiện ra bệnh. Các triệu chứng sớm của ung thư vòm họng, cùng với hiện tượng ù tai hoặc đau nửa đầu thì cơ bản không có hiện tượng khác. Khi đã di căn, khối u lấn sang các vùng xung quanh, bề mặt khối u bị loét, chảy máu, chảy mũi nhầy hoàn lẫn với máu; hoặc khối u làm tắc nghẽn mũi, gây ngạt mũi, ù tai, tức như bị nút ráy tai, nghe kém. Một số bệnh nhân bị nhức đầu, đau nửa đầu, đau sâu trong hốc mắt, vùng thái dương, đau từng cơn hoặc âm ỉ, các triệu chứng ở tai và mũi xuất hiện nhiều hơn. Do triệu chứng của người mắc ung thư vòm họng không điển hình và tương đối giống với các bệnh tai mũi họng thông thường, vì vậy việc phát hiện bệnh sớm là tương đối khó khăn.

Nếu xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây, bạn hãy cảnh giác:
1. Chảy máu cam

 :

Là một trong những triệu chứng sớm nhất của ung thư vòm họng, nước mũi chủ yếu chảy ra từ một bên có kèm theo máu. Hầu hết bệnh nhân thường nuốt nước mũi và nhổ ra theo đường miệng khiến vì vậy khiến nước mũi kèm theo máu dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua. Giai đoạn cuối có thể gây chảy máu liên tục.

2. Nghẹt mũi
Sau khi xuất hiện khối u, sẽ có hiện tượng tắc 1 bên mũi, khi khối u to lên sẽ khiến 2 bên đều bị nghẹt.

3. Ù tai và nghe kém
Khối u cản trở và đè lên thực quản, đồng thời gây ù tai, nghẹt tai, nghe kém hoặc kèm theo tràn dịch tympanic.

4. Nhức đầu
Thường do khối u phá hủy nền sọ, dẫn đến di căn vàog não và dây thần kinh sọ. Ở kỳ cuối, dễ bị chẩn đoán nhầm là đau thần kinh.

5. Nổi hạch ở cổ
Theo thống kê, ung thư vòm họng di căn phần cổ chiếm 40-85%. Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú, các tế bào ung thư dễ dàng lan sâu lên trên cổ muộn hơn phát triển vào trong, xuống dưới, ra phía trước và hai bên. Khi phát triển số lượng càng nhiều , tốc độ càng nhanh, hạch cứng và không cho cảm giác đau đớn, tính hoạt động kém; vào giai đoạn cuối sẽ bám dính cố định.

Image result for ung thư vòm:

6. Hội chứng nội sọ
Khối u trong não bị vỡ lan sang các dây thần kinh sọ não gây ra các hội chứng nội sọ như nhức đầu, tê bì mặt, mờ mắt, xệ mí, lác trong, thậm chí mù. Hạch bạch huyết di căn xuyên qua các dây thần kinh sọ não ở nền sọ dẫn đến mất cảm giác ở cổ họng, vòm miệng tê liệt, nhai nuốt khó khăn, khàn giọng, liệt màn hầu.

7. Di căn
Trong giai đoạn cuối, ung thư vòm họng di căn ở phạm vi mắt, não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương. Nếu người bệnh phát hiện triệu chứng nặng ở bộ phận nào, như một số bộ phận xương cố định bị đau, máu có đờm, thường xuyên đau ngực, gan sưng to, nhãn cầu lồi, thị lực giảm…cho thấy bệnh đã di căn .

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị bệnh nha chu



Bệnh nha chu là hiện tượng phá hủy mô nâng đỡ của răng gồm: xương, lợi và hệ thống dây chằng nha chu. Đây là bệnh tiến triển từ từ và kéo dài. Khởi đầu của bệnh không hề đau đớn, nhưng tình trạng viêm nhiễm kéo dài dần dần sẽ gây tổn thương lợi, dây chằng và gây tiêu xương xung quanh răng. Thực tế cho thấy, tỷ lệ mất răng do bệnh nha chu tới 80%. Vì vậy, chúng ta không nên xem thường bệnh này.

Nguyên nhân chính gây bệnh nha chu
Mảng bám vi khuẩn là lí do chính gây nên bệnh nha chu. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nha chu rất đa dạng: chế độ dinh dưỡng, thuốc lá, stress, có thai, một số thuốc điển hình như thuốc ngừa thai, thuốc tim mạch, thuốc chống trầm cảm, chống co giật và một số bệnh khác như ung thư máu, HIV… Ngoài ra, di truyền cũng là một yếu tố ảnh hưởng. Bố mẹ bị bệnh nha chu thì con cái cũng dễ mắc bệnh hơn.
Mảng bám gây viêm nha chu.

 :

Dấu hiệu sớm của bệnh nha chu
Lợi sưng, đỏ và dễ chảy máu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng chảy máu lợi thường do có sự tổn thương sâu bên dưới, có nhiều người còn nghĩ rằng lợi chảy máu là chuyện bình thường.

Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, bạn không hề cảm thấy đau hay khó chịu. Vì lý do này nên đa số bệnh nhân khi đến chữa trị thì đã quá muộn. Nếu không được chữa trị, bệnh viêm lợi sẽ tiến triển thành viêm nha chu, lúc này sự phá hủy sẽ không thể ngăn chặn được nữa. Vì vậy, nếu thấy lợi có biểu hiện bất thường thì hãy đến nha sĩ ngay để chữa trị kịp thời.

Để chẩn đoán bệnh nha chu, người ta quan sát màu sắc và độ săn chắc của lợi, đo túi lợi và đánh giá độ lung lay của răng. Các răng bị di chuyển làm thay đổi khớp cắn cũng là một dấu hiệu của bệnh nha chu.

Điều trị nha chu thế nào?
Bước đầu tiên trong điều trị bệnh nha chu là cạo vôi răng bằng máy siêu âm. Sau đó, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ cạo vôi bằng tay để làm láng mặt chân răng. Khi hai bước này được thực hiện xong thì phần lớn vi khuẩn gây bệnh đã được lấy sạch, giúp cho lợi răng bắt đầu quá trình lành thương, lợi sẽ co lại và bám vào răng, túi lợi sẽ giảm bớt độ sâu.

Kết quả hình ảnh cho viem loi:

Khi nào cần phẫu thuật? Nếu bệnh nha chu của bạn đã tiến triển ở mức độ nặng hơn thì có thể phải can thiệp phẫu thuật để điều trị cho triệt để. Tùy vào mức độ trầm trọng của bệnh mà nha sĩ sẽ quyết định xem bạn có cần phải tìm đến bác sĩ chuyên môn về nha chu để điều trị phẫu thuật hay không. Mục đích của điều trị phẫu thuật là lấy sạch vôi răng ở các túi nha chu sâu và tạo hình lợi, giúp cho lợi răng trở lại hình dạng dễ chải rửa và thẩm mỹ hơn. Phần xương bị tổn thương cũng có thể được chỉnh sửa lại. Và đôi khi, trong một số trường hợp đặc biệt, các răng lung lay có thể được nẹp cố định một thời gian.

Cách phòng bệnh nha chu
Đây là bệnh mạn tính không thể chữa dứt hoàn toàn được. Và cũng như các bệnh mạn tính khác, bệnh nha chu cần phải được theo dõi liên tục để kiểm soát tiến triển của bệnh. Do vậy, hãy cố gắng giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt bằng cách đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách để vôi răng không có cơ hội phát triển. Ngoài ra, cho dù bạn kỹ lưỡng như thế nào thì trong miệng vẫn có những vùng bẩn mà bàn chải và chỉ nha khoa không thể làm sạch hết được, vì vậy bạn nên đi khám răng và làm sạch răng định kỳ, thường là mỗi năm 2 lần để nha sĩ dùng các dụng cụ và kỹ thuật đặc biệt để làm sạch răng. Nếu đã được bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh nha chu thì bạn sẽ phải điều trị và tái khám định kỳ để theo dõi sát sao tình trạng răng miệng.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Bật mí bạn cách chữa bệnh gai cột sống hiệu quả

Sau đây tôi sẽ chia sẻ cho các bạn biết một số điều bạn cần biết về bệnh gai cột sống cổ. Hiện nay đang là căn bệnh mà nhiều người mắc phải, nó gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt, hoạt động hằng ngày.


Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống cổ có thể do: thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, do lớn tuổi, do chấn thương, do tính chất nghề nghiệp,... có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên bệnh nên bạn cần cẩn thận.

Vậy thì bệnh gai cột sống này có nguy hiểm không? Bệnh chỉ nguy hiểm khi đã phát hiện mà vẫn không chịu chữa bệnh, cứ để bệnh tiếp diễn sẽ gây nên những hậu quả đáng tiếc. Có thể kể đến là tàn phế, mất cảm giác, teo cơ,...

Bên cạnh uống thuốc chữa bệnh phù hợp thì bạn cũng nên có những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả như:

- Có chế độ ăn uống hợp lý: cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp, bổ sung canxi cho xương

- Tập các bài tập vật lý trị liệu hiệu quả: nếu không có thời gian đến các cơ sở y tế tập vật lý trị liệu, bạn có thể tập các bài tập yoga đơn giẩn, các bài tập thể dục tốt cho cột sống của bạn.


- Ngoài ra nên kết hợp với thuốc đông y chữa bệnh gai cột sống hiệu quả do các loại thuốc tây chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và gây ra các tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.

Nguồn:http://www.trigaicotsong.com/benh-gai-cot-song/bi-benh-gai-cot-song-co-nguy-hiem-khong-doi-voi-nguoi-benh.html

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Dị ứng thức ăn làm trẻ còi cọc



Không chỉ nổi ban đỏ khắp người, phù mặt, mà những trẻ dị ứng thức ăn có thể có biểu hiện tiêu chảy kéo dài, thậm chí còi cọc, không phát triển…

Tất cả các thức ăn đều có thể gây dị ứng, tuy nhiên một số thức ăn hay gặp như sữa, lạc, cá, mực, tôm, cua, ốc, trứng, bột mỳ, đậu nành… dễ gây dị ứng hơn cả.
Người lớn dị ứng thức ăn có thể biểu hiện ở cả đường tiêu hóa, da, còn ở trẻ đôi khi chỉ biểu hiện duy nhất ở đường tiêu hóa chính vì vậy việc phát hiện bệnh rất khó. “Mặc dù dị ứng thức ăn nhưng có biểu hiện lâm sàng như rối loạn tiêu hóa, do vậy có thể nhầm với bệnh lý tiêu hóa”, bác sĩ Khánh nhấn mạnh.

Biểu hiện dị ứng thức ăn ở trẻ rất đa dạng, có thể biểu hiện ở đường tiêu hóa, hô hấp hoặc nổi ban đỏ trên da.

Kết quả hình ảnh cho di ung thuc an o tre:

Có những bé sơ sinh vào viện khám vì bị suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài. Thế nhưng dù đã điều trị bằng các loại men tiêu hóa, uống bổ sung các yếu tố vi lượng, tư vấn chế độ ăn nhưng tình hình vẫn không mấy cải thiện. Chỉ đến khi làm test da cho cháu thì mới phát hiện nguyên nhân là do dị ứng sữa bò. Sau 2 tuần đổi sữa thì bé hết tiêu chảy.

“Trẻ còi cọc, chậm phát triển có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do tình trạng dị ứng thức ăn. Trẻ ăn nhưng không hấp thu, không dung nạp được. Bên cạnh đó, một số bé lại có biểu hiện trên da như xuất hiện các ban đỏ, nổi mề đày, biểu hiện viêm da dị ứng…”, bác sĩ Khánh cho biết.

Các chuyên gia khuyến cáo, nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Nhiều khi phải thay đổi thói quen ăn uống và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ. Đồng thời giáo dục cho bố mẹ em bé cách cấp cứu ban đầu khi trẻ bị dị ứng ở mức độ nặng.

Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi ăn bổ sung thì nên cho trẻ làm quen với các loại thức ăn từ từ, ăn một loại thức ăn mới mỗi tuần để theo dõi.

Kết quả hình ảnh cho sua chua:

Khi mới bắt đầu ăn cá, các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước dễ thấp thu, ít gây dị ứng hơn cá biển, nên chọn cá nạc ít xương như: cá quả, trắm, trê… Nếu ăn cá biển thì nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ… các loại cá này chứa nhiều omega 3, rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn.

Ngoài ra từ tháng thứ 7 trở đi, các bà mẹ cũng có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển. Các loại hải sản có vỏ như: hàu, ngao, hến, trai … nên cho bé ăn khi đã một tuổi.

Với những thức ăn trẻ đã có tiền sử dị ứng khi đi ăn nhà hàng, ăn cỗ, hàng xóm thì nên chú ý tránh những thức ăn dễ gây dị ứng. Chẳng hạn nếu dị ứng tôm thì nên chú ý món nem cuốn tôm hay nộm tôm…

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Hãy nên cho trẻ ăn sáng mỗi ngày



Bữa ăn sáng là bữa ăn rất quan trọng vì cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể để khởi động ngày mới. Do đó dù là có bận rộn đến như thế nào, hãy thật chắc chắn rằng bé yêu của bạn đã ăn sáng trước khi đến trường để giúp bé nâng cao hiệu suất học tập, và tăng cường các hoạt động thể chất và giữ cho trí óc luôn minh mẫn.

Nhiều nghiên cứu dinh dưỡng cho thấy người thường xuyên ăn sáng có hiệu suất làm việc tốt hơn nhiều so với người nhịn ăn sáng. Những đứa trẻ được ăn sáng đầy đủ thì sẽ có những lợi thế sau:

 :

Chú ý, tập trung bài hơn và tích cực tham gia xây dựng bài;
Có trí nhớ tốt hơn những đứa trẻ không ăn sáng đầy đủ và nói năng lưu loát;
Hoạt động xã hội tốt;
Ham học và thường sẽ thích thú với các nghiên cứu khoa học;
Duy trì cân nặng một cách hợp lý và vóc dáng cân đối;
Ít mắc bệnh lặt vặt;

Để có một bữa sáng chất lượng cho con: quy luật số 5 cho bữa sáng cân bằng với 5 nhóm chất bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, các chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Hãy thử một số thực đơn ăn sáng để cho bé được áp dụng theo quy luật số 5 được Gia Đình Nestlé dành riêng cho những người mẹ bận rộn nhé!

 :

Bánh ăn sáng Nestlé CORN FLAKES, HONEY STARS hoặc KOKO KRUNCH với mùi vị thơm ngon và giòn tan ăn cùng với sữa Nestlé Gấu 456;
Một lát bánh mì phết phô mai và có bổ sung thêm 1 ly Nestlé MILO
Một quả chuối, 1 quả trứng luộc và 1 hộp sữa Gấu 456 mang theo đến trường.

Hãy làm cho bé cảm thấy thú vị với bữa sáng cân bằng bằng cách thường xuyên đổi món và đảm bảo dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra thì, tạo bầu không khí thoải mái, khuyến khích bé yêu có thể nhai kỹ sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng và tốt cho hệ tiêu hóa. Quan trọng hơn thế nữa, chính bố mẹ là những tấm gương tốt nhất để tập cho con thói quen lành mạnh này.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Cách ăn lẩu tốt cho sức khỏe

Mùa đông món lẩu được rất nhiều người ưa chuộng nhưng bạn đã biết cách ăn thế nào để tốt cho sức khỏe chưa?
Không cho cùng lúc nhiều loại thực phẩm
Ăn lẩu không tránh khỏi việc các bạn kết hợp nhiều loại thực phẩm cùng một lúc.
Tuy nhiên, chúng ta cần biết cách kết hợp. Khi cho nhiều loại thịt, hải sản sống, nội tạng động vật, rau, các loại củ chứa tinh bột… vào cùng một nồi lẩu rất dễ mắc một số ký sinh trùng, gây ra các bệnh đường tiêu hóa.
Vì vậy, bạn hãy cho lần lượt các loại thực phẩm vào. Đợi chúng chín hãy cho loại thực phẩm khác.

Thời gian nhúng các loại thực phẩm ăn lẩu
Nếu nhúng kỹ quá sẽ làm mất đi vị tươi ngon của đồ lẩu, nhưng nếu tái quá sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn bởi các vi sinh vật gây hại vẫn còn tồn tại.
Vì vậy, thời gian nhúng các loại thực phẩm vô cùng quan trọng. Thông thường, đối với các loại thịt thời gian nhúng khoảng 10 phút, các loại hải sản là 15 phút, nội tạng: 5 phút và rau khoảng 1 đến 2 phút tùy loại.
Kết quả hình ảnh cho lẩu
Thay nước lẩu nếu ăn lâu
Một lưu ý nhỏ khi ăn lẩu là bạn nên thay nước lẩu sau 60 phút. Bởi nước lẩu bị đun quá lâu hàm lượng nitric sẽ tăng cao, các loại vitamin bị phân hủy, lượng chất béo đã bão hòa, gây hại cho cơ thể.
Ăn điều độ
Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, 1 – 2 tuần ăn một lần là được.
Đồng thời khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, khi ngồi ăn liền tù tì mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá.
Ngoài ra, ăn nhiều uống nhiều còn có thể gây ra viêm tuyến tuỵ, bệnh về đường ruột, dạ dày.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Tác dụng chữa bệnh cực tốt của râu ngô

Râu ngô cũng nằm trong danh sách một trong những bài thuốc quý báu, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người.Sau đây là những tác dụng cực tốt của râu ngô mọi người nên quan tâm :
 :
Thông mật, lợi tiểu
Trong râu ngô có chứa tinh dầu béo, tinh dầu đồng thời chứa các hợp chất dạng resin, glucoside đắng…Với vị ngọt, tính bình, râu ngô có công dụng lợi thủy tiết niệu, bình can lợi đờm.Râu ngô có công dụng làm thuốc thông mật trong điều trị vàng da phù nề; viêm gan; viêm túi mật…
Chữa bệnh xuất huyết 
Râu ngô tươi hoặc phơi khô và sắc lấy nước uống hàng ngày, có thể kết hợp thêm các vị khác như nhọ nồi, huyết dụ… để làm tăng thêm công dụng.  Các sử dụng này được dùng để trị các chứng: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc lưỡi…
Chữa sỏi đường tiết niệu
Dùng râu ngô hãm, sắc lấy nước và uống hàng ngày. Có thể dùng nước luộc ngô mới luộc cũng có tác dụng hiệu quả.
Chữa viêm thận, viêm bàng quang
Râu ngô 100g, rau má, mã đề, ý dĩ mỗi loại 50g, sài đất 40g. Sau đó sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang, uống liên tục trong 1 tháng sẽ khỏi.
Chữa bệnh cao huyết áp
Râu ngô dùng để sắc nước uống hàng ngày, nên phối hợp cùng với ngưu tất, hoa hòe, cỏ ngọt và câu dằng, sẽ giúp giảm cao huyết áp và ổn định huyết áp hiệu quả.
 :
Trị vàng da
Râu ngô và nhân trần mỗi loại  30g, cỏ ngọt 10g, mỗi ngày 1 thang và sắc uống liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rất tốt.
Chữa đái tháo đường
Mỗi ngày dùng từ 40 đến 50g râu ngô và sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp cùng các vị thuốc khác như: mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu…
Hy vọng những điều trên sẽ giúp mọi người có thêm kiến tức về sức khỏe giúp cải thiện bệnh tật và tinh thần thoải mái trong cuộc sống hàng ngày.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Thưc phẩm giúp bé phát triển não bộ



Một chế độ ăn uống cân bằng không chỉ tốt cho cơ thể của bé mà còn rất tốt cho bộ não của trẻ. Các loại thực phẩm có thể cải thiện chức năng não, trí nhớ và sự tập trung. Cũng giống như cơ thể, não hấp thụ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm chúng ta ăn. Dưới đây là một số thực phẩm cần thiết để giúp trẻ tăng cường trí tuệ của chúng.


– Cá béo như cá hồi, là một nguồn tốt của các axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển chức năng não. Hấp thụ đủ các axit béo có thể giúp trẻ em nâng cao kỹ năng tinh thần


– Trứng là một nguồn tuyệt vời của protein, và lòng đỏ của trứng có choline, một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển bộ nhớ.

 :

– Trẻ em thích bơ đậu phộng, và đó là một điều tốt vì bữa ăn nhẹ lành mạnh này giàu Vitamin E, chất chống oxy hóa bảo vệ màng thần kinh. Nó cũng có thiamin, đó là tốt cho não bộ, và glucose trong đó cung cấp năng lượng.


– Các loại ngũ cốc như bánh mì và ngũ cốc cung cấp glucose, một nguồn năng lượng não cần. Các loại ngũ cốc cũng chứa vitamin B, tốt cho hệ thần kinh. Thêm ngũ cốc nguyên hạt vào các bữa ăn bằng cách chuyển sang bánh mì nguyên hạt thay vì bánh mì thường.


– Yến mạch và bột yến mạch là nguồn năng lượng và nhiên liệu cho bộ não. Yến mạch được đóng gói với chất xơ để giúp cho trẻ em cảm thấy no, tránh sữ dụng đồ ăn vặt. Yến mạch cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin E, B, và kẽm để giúp bộ não của trẻ hoạt động tốt nhất


– Các loại quả mọng như dâu tây, anh đào, quả việt quất, mâm xôi…có thể giúp cải thiện trí nhớ vì chúng giàu vitamin C và chất chống oxy hóa khác.


– Các loại đậu tốt cho bộ não của đứa trẻ vì chúng có năng lượng từ protein, carbohydrates phức tạp, chất xơ và vitamin và khoáng chất. Họ có thể giữ mức năng lượng cao. Đậu pinto là sự lựa chọn tốt vì chúng chứa nhiều axit béo omega-3 giống đậu khác, rất quan trọng cho sự phát triển não.

 :

– Rau quả màu sắc phong phú là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa để giữ cho các tế bào não khỏe mạnh. Một số loại rau nên bao gồm trong chế độ ăn của trẻ như cà chua, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, rau bina.


– Vitamin B rất cần thiết cho sự tăng trưởng của tế bào não, dẫn truyền thần kinh, và các enzym và các sản phẩm từ sữa là một nguồn tốt cho các chất dinh dưỡng. Sữa ít chất béo hoặc sữa chua là nguồn tuyệt vời của protein và carbohydrate. Sữa cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin D, trong đó trẻ em và thanh thiếu niên cần với số lượng lớn hơn so với người lớn.


– Thịt bò hoặc thịt nạc lựa chọn thay thế là những nguồn cung cấp chất sắt, giúp trẻ duy trì năng lượng và tập trung ở trường. Thịt bò cũng là một nguồn tốt của chất kẽm tốt cho bộ nhớ. Trẻ em ăn chay có thể nhận sắt từ đậu nành và bánh mì kẹp thịt chay.

Nguồn: Medihappycare.com